Hiện nay rượu Vang hầu như có thể nói là một trong các dòng rượu khá phổ biến trên thị trường và được nhiều người ưa thích sử dụng hay làm quà biếu.
Rượu Vang được chuộng cũng bởi sự tinh tế và dễ uống, loại rượu này cũng được bán ở nhiều nơi, từ cửa hàng đến siêu thị, đặc biệt là dòng rượu chuyên dùng tại các nhà hàng sang trọng.
Tuy là biết, nhưng nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và chưa am hiểu rượu Vang là gì? Trong khi thị trường thì có quá nhiều loại Vang và vô số mức giá rượu Vang khác nhau, điều này đã dẫn đến sự khó khăn để chọn lựa hay tìm hiểu về loại rượu này với đại đa số người dùng chưa rành và đang muốn tìm hiểu thêm.
Hôm nay, các bạn hãy cùng La RuVie tìm hiểu xem rượu Vang là gì cũng như khám phá thế giới Vang đầy thú vị này nhé.
Rượu Vang là gì?
Rượu Vang là một loại thức uống có cồn, loại cồn này được lên men từ những quả nho tươi ngon nhất, và Pháp chính là nơi mang loại rượu này đến với thế giới. Ngày nay, không chỉ Pháp mà có rất nhiều quốc gia cũng sản xuất loại rượu này để xuất khẩu nên thực uống này vô cùng đa dạng.
Rượu Vang chỉ dùng duy nhất nguyên liệu là nho để lên men thôi bạn nhé, còn rượu được lên men từ những loại trái cây khác thì chỉ là rượu lên men thông thường, như rượu xoài lên men hay rượu chanh dây lên men.
Vậy nên tóm lại thì Vang là một phương pháp lên men từ nho nhưng không qua chưng cất, tạo nên rượu có nồng độ dao động từ 8-18 độ.
Tùy vào giống nho, chủng loại nấm men và phương pháp lên men mà thành phẩm sẽ có thể cho ra các loại rượu Vang có hương vị khác nhau. Từ những dòng Vang (màu đậm) mang hương vị mạnh mẽ, nhiều vị chát và full-bodied cho đến các dòng Vang (màu nhẹ) mang hương vị tinh tế, tươi mát và sống động.
Hẳn nhiều bạn cũng thắc mắc vì sao rượu Vang lại có nhiều vị đúng không? Vì loại rượu này trong sản xuất người ta có thể được tác dộng và can thiệp để cho ra các hương vị khác nhau tùy theo mong muốn của nơi làm rượu. Hương vị của Vang có loại hoàn toàn không ngọt (Bone Dry) cho tới loại rất ngọt (Sauternes).
Ngoài ra, nó có thể được làm ở dạng rượu Vang sủi tăm (Sparkling Wine) hoặc Vang không sủi tăm (Still Wine) hay đến loại nằm ở phân khúc giữa (Semi-Sparkling).
Rượu Vang được sản xuất thế nào?
Mỗi nơi sẽ sản xuất Rượu Vang theo cách riêng của họ tùy theo mụi vị mong muốn, thông thường có 2 trường phái áp dụng trong sản xuất loại rượu này…
- Thu hoạch nho đạt độ chín nhất định, ép nho lấy nước nho vì trong nước ép nho có đường, men thêm vào sẽ tiêu thụ đường để lên men thành rượu.
- Nho được chọn lên men là những quả nho ngon và gần như hoàn hảo để làm rượu mà không cần cho thêm đường, axit, enzyme, nước hay các chất dinh dưỡng khác để lên men. Lớp men (trắng) có sẵn trên vỏ nho hoặc được thêm vào sẽ tiêu thụ đường trong nho để chuyển hóa thành cồn và CO2 tạo nên độ cồn cho rượu.
Nếu nước nho và lượng đường trong quả nho càng nhiều thì rượu sẽ càng mạnh. Khi lượng đường trong nho được chuyển hóa hết thành cồn thì Vang lúc này sẽ ít/không ngọt và nồng độ cồn sẽ cao.
Ngày nay, ngoài lên men nho nhiều người còn lên men nhiều loại trái cây khác nhau, tùy loại trái cây, hương vị mong muốn mà người làm có thể thêm đường, nước, axit, enzyme, dinh dưỡng để quá trình lên men tốt như ý muốn và đủ tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Lịch sử về Rượu Vang
Đến nay, có một điều mà ít ai nhắc đến và quan tâm tới, đó chính là rượu Vang có nguồn gốc từ đâu và từ khi nào? Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu để thưởng thức loại rượu này thì hãy thử khám phá câu chuyện thú vị đằng sau đó để hiểu thêm về lịch sử của rượu Vang nhé.
Có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ khi các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra những bằng chứng cho thấy “rượu Vang đã có mặt từ những năm 6000 TCN“. Các dấu vết về nơi sản xuất loại rượu này lần đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở vùng Georgia. Sơ qua thì ta thấy nghề làm rượu Vang cũng đã thọ được trên 6000 năm tuổi rồi đó.
Tuy nhiên, theo La RuVie tìm hiểu thì miền bắc Hy Lạp (Macedonia) mới là nơi sản xuất rượu vang sớm nhất ở Châu Âu, cách nay đã là khoảng 6500 năm. Vì thể, loại rượu này đã gắn liền với nền văn hóa, nông nghiệp, lịch sử thời cổ đại và đóng vai trò quan trọng của nhiều dân tộc như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,…
Nhưng mãi về sau này thì nổi tiếng nhất trong số các đế chế làm rượu Vang được biết đến lại chính là nước Pháp. Từ thế kỷ thứ 6 TCN là người Pháp đã cho trồng nho và bắt đầu làm rượu rồi. Vậy nên ngày nay khi nói về Vang thì người ta nghĩ ngay đến biểu tượng nước Pháp.
Theo Cơ Đốc Giáo, các giống nho, phương pháp làm rượu phải được lưu giữ và truyền bá rộng rãi hơn khắp nước Pháp và cả Châu Âu. Nhưng phải mãi đến những năm 80-90 của thế kỷ 18 thì rượu Vang mới bắt đầu thông dụng và được xuất khẩu đi nhiều nơi, từ đó trở thành thức uống được ưa chuộng khắp thế giới như ngày nay.
Có bao nhiêu loại rượu Vang phổ biến hiện nay?
Vang là dòng rượu đa dạng mẫu mã, có đến cả trăm loại khác nhau theo từng quốc gia, vùng miền,… nên sẽ rất dễ khiến bạn bị ngộp.
Tuy nhiên, La RuVie quy lại chỉ có 4 loại rượu Vang phổ biến nhất mà bạn có thể biết đó là: “Vang đỏ, Vang trắng, Vang hồng và Vang sủi tăm”, ngoài ra còn có Vang ngọt và Vang bổ nữa nhưng ít thông dụng.
Mỗi một loại Vang sẽ thích hợp dùng cho các bữa ăn khác nhau, sẽ vô cùng tinh tế nếu bạn am hiểu về Vang. Cùng La RuVie khám phá chi tiết từng loại để hiểu hơn bạn nhé.
1. Rượu Vang đỏ
Rượu Vang đỏ được lên men từ các giống nho đỏ hoặc nho đen. Trong quá trình lên men rượu thì nhà sản xuất có cho lên men luôn cả phần vỏ của quả nho nên thành phẩm rượu sẽ có màu đỏ hoặc đỏ đậm, màu của rượu đậm hay nhạt tùy vào thời gian vỏ nho tiếp xúc với nước ép nho.
Đặc trưng của dòng Vang đỏ này là vị chát từ tannin có nhiều trong vỏ nho, rượu càng ngon hơn khi được ủ lâu, vị chát sẽ dần mềm mại hơn và hài hòa cùng các vị chua, ngọt,… Vì vậy, thông thường Vang đỏ sẽ được ủ lâu hơn các loại Vang khác để vị đầm hơn. Hương vị đặc trưng của dòng Vang này là mùi anh đào, mùi nho khô, mùi dâu tây,…
Vang đỏ cũng là dòng rượu có nhiều hương vị và phức tạp nhất, thường được khuyên dùng với các món ăn từ thịt đỏ như bò hoặc cừu,…
2. Rượu Vang trắng
Rượu Vang trắng thì được lên men từ các giống nho trắng hoặc nho xanh được loại bỏ vỏ. Tuy là Vang trắng nhưng màu rượu sẽ hơi vàng nhẹ. Màu rượu thành phẩm thường phụ thuộc vào tùy loại nho mà sẽ có các màu khác nhau.
Vang trắng sẽ có độ cồn nhẹ và phần lớn có mùi trái cây, có loại thiên hướng ngã mùi giống một số loại trái cây có múi như cam, bưởi,… thậm chí có loại sẽ có mùi của táo, lê,…
Thường thì giới chuyên môn sành sỏi hay khuyên dùng Vang trắng với các món ăn khai vị như salad, gỏi và khá hợp với các món ăn hải sản đó nha.
3. Rượu Vang hồng
Rượu Vang hồng được lên men từ các giống nho đỏ hoặc nho đen được loại bỏ vỏ. Đây là loại Vang nằm phân khúc ở giữa, sẽ nặng độ hơn Vang trắng nhưng lại nhẹ độ hơn Vang đỏ. Đây là dòng Vang thường được các chị em phái đẹp ưa chuộng vì màu rượu quyến rũ cũng như vị ngọt hấp dẫn của rượu mang đến.
Quá trình sản xuất loại Vang này không dùng vỏ nho nên sẽ không tạo ra vị chát nhiều cũng như rượu sẽ chỉ có một màu hồng nhẹ hay hơi đỏ nhẹ một xíu. Sự đa dạng trong màu của dòng Vang này phụ thuộc vào các thành phần Phenolic có trong nho, đặc biệt là sắc tố đỏ trong vỏ nho và thời gian mà vỏ nho tiếp xúc với nước nho.
Với Vang hồng thì bạn có thể kết hợp với nhiều món ăn như cá, rau, thịt gà, bít tết nướng, khoai tây chiên hay bánh quy,… cũng hợp lý phết đấy chứ.
4. Rượu sủi tăm Sparkling Wine (Vang nổ)
Sparkling Wine chính là dòng rượu Vang sủi tăm (sủi bọt), là phương pháp sản xuất rượu Champagne (sâm panh). Tuy nhiên, rượu Sparkling thì đại diện cho một dòng rượu, còn rượu Champagne là một thương hiệu sản xuất rượu theo phương pháp Vang sủi tăm này, nên các bạn chớ nhầm lẫn, không phải tất cả dòng Vang sủi tăm đều là Champagne.
Phương pháp cơ bản trong sản xuất dòng rượu Sparkling này là ép lấy nước nho rồi loại bỏ vỏ nho, sau đó cho lên men thông thường như các loại rượu Vang khác. Tuy nhiên, sau khi lên men lần 1 kết thúc thì người ta sẽ tiến hành thêm con men, đường, nước vào theo công thức nhất định và cho lên men lần 2.
Điều đặc biệt thú vị là ở lần 2 này rượu sẽ được lên men kín để giữ lại phần CO2 sinh ra trong quá trình lên men, đây chính là lý do khiến chai vang có thể nổ sủi bọt khi khui nút rót ra ly. Cuối cùng họ cho thêm vào hỗn hợp đường, rượu vang để cân chỉnh lại mùi vị của rượu lần cuối trước khi xuất xưởng, đây là Vang sủi tăm thông thường.
Còn Champagne chính hiệu là dòng Vang nổ được làm theo phương pháp Champenoise tại vùng Champagne của Pháp cũng như phải được làm từ 1 trong 3 giống nho là Pinot Noir, Pinot Meunier và Chardonnay
Phương pháp sản xuất loại Champagne này thì ban đầu họ sẽ cho 3 giống nho lên men riêng biệt, sau đó pha trộn lại với tỉ lệ nhất định và cho lên men lần 2 ở trong chai chứ không phải trong bồn lớn như các loại vang nổ khác, điều này giúp Champagne đặc sắc và giữ được bọt ga lâu hơn nên cũng có giá trị hơn.
Có bao nhiêu dòng rượu Vang tại Việt Nam?
Ở Việt Nam hiện tại quy về thì là 4 dòng Vang chính mà La RuVie đã chia sẻ ở trên, còn cụ thể từng thương hiệu, từng loại thì cũng có khoảng hơn trăm loại Vang nhập khẩu tại Việt Nam.
Các loại rượu Vang nhập khẩu
Hiện tại, phần lớn rượu Vang tại Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha,… Bên cạnh đó còn có Úc, Mỹ và Vang Chile thì những năm gần đây mới nổi trội lên với các dòng vang giá rẻ.
Điểm mặt qua các loại rượu Vang nhập khẩu phổ biến:
- Vang Ý
- Vang Chile
- Vang Pháp
- Vang Tây Ban Nha
- Vang Golden
- Vang Úc
- Vang Đức
- … và một số loại Vang nhập khẩu khác nữa, bao gồm các dòng con trong mỗi loại Vang kể trên.
Trung bình mỗi năm thị trường Vang tại Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10%, điều này đã khiến các nước xuất khẩu rượu Vang trên khắp thế giới đã bắt đầu chú ý hơn đến thị trường Việt Nam những năm gần đây. Nếu để ý bạn sẽ thấy nhu cầu dùng Vang của người Việt ngày càng cao qua sản phẩm quà tặng tinh tế mỗi dịp lễ hội hay sự kiện.
Tuy nhiên nói đi phải nói lại, rượu Vang hiện vẫn chỉ mới phù hợp với lượng ít khách hàng nhỏ ở tại Việt Nam mà thôi, đơn giản vì chúng ta khác nhau về văn hóa và ẩm thực so với phương Tây, điều đó khiến dòng Vang trở nên không quá phù hợp với ẩm thực Việt Nam và giá cả cũng tương đối cao so với phần lớn người Việt.
Các loại rượu Vang nội địa
Tại Việt Nam thì các nhà sản xuất (NSX) rượu Vang chưa được đánh giá cao so với Vang nhập, nguyên do chưa có NSX nào đạt sự chuyên nghiệp và tầm cỡ như các NSX ở các nước có lịch sử và kiến thức về rượu Vang lâu năm, vậy nên dòng Vang nội địa chưa nổi trội là thế.
Gân đây, nhằm giảm giá thành cho phù hợp với thị trường Việt Nam nên có nhiều loại Vang nhập được các NSX nước ngoài chọn đóng chai ở ngay tại Việt Nam, nhưng vẫn là Vang ngoại nhen các bạn. Còn rượu nho trong nước vẫn chỉ là rượu nho chứ chưa được gọi là Vang.
Thị trường rượu Vang, rượu nhẹ ở Việt Nam gần đây cũng có sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất (NSX) nhỏ lẻ với những tùy biến trong nguyên liệu, hương vị để phù hợp hơn với nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Nhiều dòng rượu lên men từ các loại nho bản địa khác nhau ra đời làm tăng sự đa dạng của thị trường Vang nội địa.
Cho nên là về lâu dài thì khoảng cách này sẽ hẹp lại, vì Vang nội địa sẽ được cân chỉnh phù hợp hơn với khẩu vị người dùng Việt. Bên cạnh đó, cùng với sự canh tranh gay gắt bởi các NSX rượu trái cây lên men từ nhiều loại trái cây phong phú thì một ngày không xa Vang nội địa sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài tạo nên tiếng tăm.
Giá rượu Vang trên thị trường hiện nay
Hiện tại dòng Vang ở thị trường Việt Nam phủ khắp các phân khúc từ thấp đến cao cấp, nhưng được ưa chuộng nhất lại là phân khúc giá tầm trung. Mức giá rượu Vang sẽ từ dưới 100.000 VNĐ cho tới hàng triệu đồng hoặc đắt hơn, rượu càng lâu năm giá trị càng biến động cao.
Những chai Vang phân khúc thấp thì giá chỉ trên dưới 100.000 VNĐ – 300.000 VNĐ và đa phần sẽ được tập trung vào thị trường giỏ quà tặng các dịp lễ tết cho nên giá rẻ là sự ưu tiên vì các chai Vang rẻ không có sẵn hộp.
Ở phân khúc Vang tầm trung thì mức giá cho một chai Vang dung tích tiêu chuẩn 750ml sẽ từ 300.000 VNĐ trở lên. Trong đó, những chai Vang có giá dưới 700.000 VNĐ thường được ưa chuộng bởi đa số người dùng, loại này để thưởng thức hay làm quà biếu tặng với các mẫu hộp đặc sắc hơn.
Riêng về phân khúc cao cấp thì mỗi chai Vang sẽ có giá từ vài triệu đồng hay thậm chí chục triệu trở lên, thường được dùng để thưởng thức, nhưng đa số dân sành rượu sẽ sở hữu các loại cao cấp để ủ tại hầm rượu lâu năm tại nhà và chỉ biếu tặng khách quý.
Các dòng Vang, rượu trái cây nội địa thì chúng sẽ có giá thành thấp hơn nhờ các lợi thế về sản xuất tại chổ nhưng chất lượng thì không hề kém cạnh rượu nhập, có rất nhiều loại được đánh giá khá tốt vì phù hợp với khẩu vị và thu nhập của đa số người Việt và giá chỉ dao động vài trăm ngàn đồng.
Kết luận
Rượu Vang chỉ được làm từ nho và có nguồn gốc nổi tiếng từ Pháp. Tuy nhiên, ở mỗi nơi sản xuất sẽ có các công thức làm rượu khác nhau để làm nên dòng Vang bản địa, từ đó khiến thị trường phong phú hơn. Tại nước ngoài thì Vang là một dòng thức uống chill khá thông dụng, nhưng ở Việt Nam thì Vang chỉ thông dụng tại nhà hàng là chủ yếu.
Bên cạnh đó, Vang uống cũng khá tốt cho sức khỏe và làm đẹp da nếu mỗi ngày dùng một ít vì trong rượu lên men cho lợi khuẩn và hàm lượng dinh dưỡng từ trái cây.
Xem thêm: Lên men là gì? Tìm hiểu rượu lên men và quá trình lên men rượu ngon
Hi vọng bài chia sẻ về rượu Vang là gì? này La RuVie có thể giúp bạn hiểu nhiều hơn về dòng Vang danh tiếng lẫy lừng cũng như khám phá thêm đươc nền Lịch sử thú vị của Vang từ xa xưa đến hiện tại mà ít ai kể.
Không ngờ vang cũng lâu đời ghê, bên a có bán loại vang nào ngọt cho nữ dùng k
La RuVie không có Vang mà hiện chỉ có dòng rượu tự sản xuất, lên men từ chanh dây và xoài, tương lai sẽ là nhiều loại khác nha Hạnh.
Uống rượu Vang 3 năm mà mình còn chưa biết nó có từ lâu vậy, kể cũng có giá trị nhân văn ghê luôn
Cảm ơn Yep đã theo dõi và phản hồi cho La RuVie
Bây giờ mà tớ tự làm rượu nho lên men,thì gọi là vang hay rượu nho vậy?
Vang là quá trình lên men từ giống nho chuẩn tạo thành rượu, còn rượu nho ở VN làm là sẽ có sự can thiệp của rượu nền nhen bạn. Tuy nhiên trong Vang cũng có các tiêu chuẩn và công thức riêng nữa bạn, chứ hem phải mình lên men nho thì dc gọi là Vang đâu nha. K đủ tiêu chuẩn của Vang thì k được gọi là Vang nhen.