3 cách ngâm rượu dứa thơm ngon và cách ủ men đơn giản

Dứa/Thơm/Khóm là một loại trái cây khá thân thuộc với người Việt, ngoài việc dùng để ăn hay làm nguyên liệu trang trí/chế biến trong một số món ăn thì bạn còn có thể ngâm rượu dứa với nhau để thưởng thức nữa nhé.

Cách ngâm rượu dứa rất đơn giản và có thể làm tại nhà, hương của rượu dứa khi ngâm tỏa thơm nức mũi và có nhiều vị được hòa quyện vào nhau, gồm ngọt, chua, cay, nồng cực thú vị.

Cách ngâm rượu dứa thơm tại nhà

Để có được những bình rượu dứa thơm ngon, các bạn có thể cùng LaRuVie tìm hiểu cách ngâm rượu dứa (trái thơm) tại nhà siêu đơn giản ngay bên dưới đây nhé.

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về tác dụng của rượu dứa khi đem ngâm 2 món này cùng nhau sẽ có ưu điểm gì và có tốt cho sức khỏe hay không nhé đã.

Trái thơm/dứa ngâm rượu có tác dụng gì?

Vì dứa có nhiều tên nên nên tùy từng địa phương có thể gọi rượu dứa, rượu thơm hay rượu khóm đều được. Theo các nghiên cứu, dứa là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, nếu ăn một phần dứa tươi trong ngày sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ, vi lượng và nhiều vitamin thiết yếu khác.

Tác dụng của trái thơm/dứa khi ngâm rượu

Đặc biệt, lượng vitamin C có trong dứa cũng rất dồi dào, đáng buồn là nếu ngâm với rượu thì chúng sẽ mất đi một phần hoặc toàn phần, vì đây là chất kém bền khi ở ngoài không khí. Nhưng bạn chớ lo, các chất dinh dưỡng khác từ dứa sẽ vẫn ở đó.

Ngoài ngâm rượu dứa ra, bạn còn có thể ủ rượu dứa lên men. Quá trình lên men sẽ làm phân hủy các chất ức chế hấp thu có trong trái thơm nói riêng và trái cây nói chung, qua đó giúp cho quá trình ngâm rượu trái thơm sẽ hấp thu được thêm nhiều dinh dưỡng hơn.

Rượu dứa không chỉ thơm ngon, dễ uống mà lại còn tốt cho sức khỏe. Trong quả dứa có chứa một lượng lớn các chất Enzyme, nhiều hơn phần các loại trái cây khác. Vậy nên, khi bạn dùng rượu dứa sẽ có các tác dụng như:

  • Suy giảm chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Tăng cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
  • Tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  • An thần và có giấc ngủ ngon hơn.
  • Hỗ trợ kháng viêm.
  • Thải độc từ bên trong.
  • Tốt cho xương khớp.

Có lẽ bạn cũng thấy được giá trị và công dụng của việc ngâm rượu dứa rồi đó, giờ các bạn hãy cùng LaRuVie.vn cùng khám phá và thử ngay những cách ngâm rượu dứa thơm ngon dưới đây nha.

Cách ngâm rượu dứa ủ men từ đường

Cách ngâm rượu dứa ủ men từ đường

Cách ngâm rượu trái thơm ủ men từ đường này là một cách lên men hỗn hợp giữa dứa với đường, sau đó kết hợp với nước khoáng để tạo nên rượu dứa ủ men. Kết quả mà bạn sẽ thu được là một sản phẩm rượu dứa lên men một cách tự nhiên, vị ngon tuyệt, tốt cho tiêu hóa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để ngâm rượu dứa ủ men có đường

Nguyên liệu và Dụng cụLượng
Dứa (Thơm) quả vừa chín tới3kg
Đường trắng2kg
Nước khoáng2 lít
Hũ thủy tinh/nhựa (loại 5-10 lít)1 hũ
Dao inox1 cái
Muỗng inox1 cái

Lưu ý: Bạn nên dùng dao và muỗng inox để tránh khi cắt nguyên liệu ngâm sẽ làm rượu bị nhiễm sắt thì sẽ có màu không đẹp và có mùi tanh của sắt. Hạn chế dùng hũ nhựa sẽ không tốt cho sức khỏe, khuyến khích dùng hũ thủy tinh.

Cách ngâm rượu dứa ủ men có đường như sau:

Cách làm
1Dứa (chọn quả vừa chín, không chín quá) đem gọt vỏ, rửa sạch và để ra rổ cho ráo nước.
2Khi dứa đã ráo nước, bạn cắt dứa thành 4 phần và cắt lát mỏng khoảng 1cm.
3Hủ thủy tinh cần rửa thật sạch và tráng qua cồn 70 độ (hoặc nước sôi) để sát khuẩn trước rồi để khô.
4Sau đó, bạn cho đường và dứa vào hũ, sắp lần lượt theo tầng, 1 lớp dứa rồi 1 lớp đường lên, cứ vậy đến khi hết dứa và đường, ở lớp trên cùng bạn rải đường cho phủ kín bề mặt rồi đậy nắp.
5Bạn phải đậy kín hủ trong 24 giờ để cho đường tan ra và hút nước từ trong dứa ra rồi bạn sẽ mở nắp hũ để cho tiếp 2 lít nước khoáng vào, quậy đều cho tan đường rồi lại đậy kín hủ tiếp để ủ là được.
6Quá trình lên men sẽ diễn ra khoảng 10-14 ngày, bọt khí sủi mạnh và thơm mùi rượu. Trong quá trình này, khoảng 2-3 ngày bạn mở nắp và trộn đều 1 lần khoảng 10-20 giây, sau đó tiếp tục đậy nắp.

Vậy là xong các công đoạn chính rồi, bạn cứ làm đều như vậy là được nhé. Đến tầm 2-3 tuần sau sẽ bắt đầu quá trình lọc rượu, lúc này bạn sẽ lọc lấy phần nước rượu và bỏ cặn đi. Phần rượu đã lọc cho lại vào hũ hủ thủy tinh, đậy kín hũ lại để tiếp trong khoảng 1 tháng là rượu đã bắt đầu đủ thơm ngon rồi.

Rượu dứa khi lên men sẽ có thơm dịu nhẹ nhàng, mùi tỏa lên không quá mạnh nên rất dễ uống và hấp dẫn đến độ có thể gây ghiền.

Kinh nghiệm khi ngâm rượu dứa ủ men tự nhiên:

Nếu bạn ngâm rượu dứa bằng bình nhựa thì ở bước 5 và bước 6 bạn chỉ nên đậy nắp vừa kín thôi nhé, không đậy siết quá chặt tay, vì trong quá trình rượu ủ lên men sẽ sinh ra rất nhiều khí CO2, nếu bình kín quá không thoát khí ra được sẽ làm bung nắp hoặc vỡ bình nhựa.

Nếu nhà bạn có sẵn máy ép trái cây thì tiện lợi hơn, ở bước 4 bạn có thể ép lấy nước dứa và trộn với đường nước rồi cho vào bình thủy tinh để ủ để lên men luôn nhanh chóng mà không cần làm bước 5.

Kết quả nhận được:

Áp dụng theo cách này sẽ cho ra mẻ rượu dứa lên men cực thơm ngon, ngọt dịu kèm một vị chua nhẹ lan tỏa trong miệng, kết hợp mùi nồng của men rượu.

Rượu dứa này cực dễ uống, tương tự như các loại rượu vang mà bạn từng dùng, phù hợp dùng trong nhiều dịp khác nhau. Bạn cũng có thể dùng món rượu này trong bữa ăn hàng ngày với các món ăn thoải mái như một thức uống giải khát.

Rượu dứa lên men ngoài những tác dụng của quả dứa thì còn bổ sung lợi khuẩn từ lên men, tăng hương vị cho rượu nên kích thích ngon miệng, người già uống sẽ giúp ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn ngày thường.

Cách ngâm rượu dứa thơm ngon tự nhiên

1. Cách ngâm rượu dứa không đường

Cách ngâm rượu dứa thơm không đường

Cách này bạn chỉ cần ngâm dứa cùng rượu trắng (rượu gạo/nếp) là đã có được món rượu dứa ngâm mà không cần phải dùng đường lên men mới làm rượu ủ. Cách ngâm rượu dứa này cũng giúp giữ nguyên được các dưỡng chất có từ trong quả dứa và đặc biệt rất dễ làm so với cách lên men.

Rượu dứa ngâm này khác với rượu dứa ủ, bạn không cần cho đường vào, nếu bạn muốn rượu ngọt hơn và dễ uống hơn vì tửu lượng thấp thì có thể thêm một ít đường vào, khoảng 200gr.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để ngâm rượu dứa không đường

Nguyện liệu và Dụng cụLượng
Dứa (thơm) quả vừa chín tới3kg
Rượu trắng loại ngon (35-40 độ)2 lít
Đường (nếu thích ngọt)200 gram hoặc không cần
Hũ thủy tinh/nhựa (loại 5-10 lít) 1 hũ
Dao inox1 cái
Muỗng inox1 cái

Cách ngâm rượu dứa không đường:

Cách làm
1Dứa (chọn quả vừa chín, không chín quá) gọt hết vỏ, rửa sạch và để cho ráo nước một chút.
2Khi dứa đã ráo nước thì bạn cắt ra thành 4 phần rồi xắt thành các lát mỏng khoảng 1cm.
3Bạn trích riêng ra 0.5 lít rượu trắng để rửa sơ dứa lại cho sạch và nhằm đảm bảo loại bỏ hết phần nước rửa trước đó, sau đó để ráo.
4Hũ thủy tinh cần rửa thật sạch và tráng cồn 70 độ, không có cồn thì bạn tráng nước sôi để sát khuẩn, xong rồi để khô nơi sạch sẽ, tránh bụi lọt vô.
5Hũ khô, bạn thích sắp đều hoặc đổ hết dứa vào hũ tùy ý bạn, sau đó đổ hết 2 lít rượu còn lại vô hũ, sau đó đậy chặt để tránh không khí, bụi và côn trùng lọt vô.

Vậy là xong các công đoạn ngâm rượu dứa không đường rồi đó. Bạn cứ để vậy trong khoảng 2-3 tuần là bạn có thể uống được rồi đó, nhưng lúc này rượu sẽ hơi sốc đó nhé. tốt nhất nên ngâm khoảng 2-3 tháng để rượu có hương vị hòa quyện, êm ái.

Kết quả: Rượu thành phẩm sẽ thơm mùi dứa, vị ngọt và chua nhẹ của dứa, vị nhẹ nhàng dễ uống và tất nhiên cách này sẽ có mùi rượu nặng hơn so với lên men. Thích hợp dùng cho những ai tửu lượng cao và đam mê rượu.

2. Cách ngâm rượu dứa có đường

Cách ngâm rượu dứa thơm có đường

Cách này gần tương tự 2 cách trên kết hợp, có dùng đường nhưng không ủ lên men, có dùng rượu trắng luôn. Chị em phụ nữ đa phần tửu lượng thấp và vừa đều sẽ chọn cách ngâm này hoặc cách thứ 1 vì nồng độ rượu thấp, như rượu vàng trái cây, khá là dễ uống.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để ngâm rượu dứa có đường:

Nguyên liệu và Dụng cụLượng
Dứa (thơm) quả vừa chín tới, có độ chua1kg
Đường300 gram
Rượu trắng loại ngon (35-40 độ)3 lít
Hũ thủy tinh/nhựa (loại 5-10 lít)1 hũ
Dao inox1 cái
Dao inox1 cái

Cách ngâm rượu dứa có đường như sau:

Cách làm
1Dứa (chọn quả vừa chín, có độ chua) gọt hết vỏ, rửa sạch và để cho ráo nước một chút.
2Dứa đã ráo thì bạn cắt thành 4 phần rồi cắt thành các lát mỏng cỡ khoảng 1cm.
3Hũ thủy tinh rửa thật sạch và tráng cồn 70 độ (nước sôi) để sát khuẩn, xong rồi để khô.
4Bạn cho đường và dứa vào hũ, sắp lần lượt theo tầng, 1 lớp dứa rồi 1 lớp đường lên đến khi hết.
5Sau đó đổ vào hũ 3 lít rượu trắng rồi đậy nắp kín lại

Kết quả: Rượu dứa thành phẩm sẽ khá là thơm mùi dứa hòa với mùi nồng của rượu, vị ngọt của đường kết hợp với vị chua nhẹ của dứa. Rượu rất nhẹ nhàng và dễ uống. Thích hợp dùng cho những bạn có tửu lượng không cao lắm và người khó chịu với mùi rượu nồng thì loại này sẽ thích hợp hơn.

Kinh nghiệm khi ngâm rượu dứa không đường và có đường

Vì cách ngâm rượu trái thơm này không xảy ra quá trình lên men, cho nên bạn phải đậy nắp hũ thủy tinh/nhựa thật kín và chặt. Việc này để tránh oxy lọt vào sẽ tạo nên hiện tượng oxy hóa và có nguy cơ làm hư hoặc giảm hương vị của rượu dứa mang lại.

Kinh nghiệm khi ngâm rượu dứa

Sau khi ngâm xong, bạn có thể lọc rượu lại bằng cách vớt bỏ xác của quả dứa ra và cho rượu qua 1 lớp lưới lọc cặn. Sau khi có rượu sạch đã lọc, bạn chiết rượu vào các chai nhỏ khoảng 500ml, rồi để vô ngăn mát tủ lạnh uống dần. Như vậy, bạn có thể bảo quản được tới 6 tháng, rượu đã chiết vào chai thì bạn nên sử dụng hết trong 1 tuần.

Bạn có thể chiết hết 1 lần hoặc từng đợt nhỏ, mỗi đợt vài chai. Phần còn lại vẫn để trong hũ thì bạn đậy chặt nắp và để ở nơi thoáng mát nhất có thể và tránh ánh sáng mặt trời chiếu vô, tránh hạn chế mở nắp nhiều lần sẽ có không khi lọt vô.

Hàm lượng rượu dứa nên uống trong ngày

Rượu dứa tuy ngon, có thể uống mỗi ngày nhưng không phải bạn muốn uống bao nhiêu cũng được, cái gì nhiều quá cũng không hề tốt cho sức khỏe.

La RuVie gợi ý bạn hàm lượng rượu dứa nên uống mỗi ngày chỉ khoảng 50-100ml thôi nhé, chia làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 25ml, đây là hàm lượng tối ưu nhất cho mỗi người nếu bạn uống thường xuyên và lâu dài bồi bổ.

Khi đãi tiệc cùng bạn bè, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng chỉ nên trong phạm vi tửu lượng và sức khỏe cho phép, đừng uống quá nhiều sẽ chuyển lợi thành hại đấy nhé. Nếu ngày này uống nhiều thì bạn nên tiết chế trong vài ngày kế, ngưng trong vài hôm rồi dùng lại theo hàm lượng mỗi ngày.

Cách uống rượu dứa ngon nhất và tốt nhất

Rượu khác với nước, không phải bạn muốn uống thế nào cũng được nha. La RuVie sẽ gợi ý bạn cách uống rượu dứa ra sao để thưởng thức được hương vị rượu ngon nhất và lại còn tốt cho sức khỏe.

Cách uống rượu dứa ngon nhất và tốt nhất

Không nên uống dứa ngâm khi đói, vì rượu sẽ kích thích hệ tiêu hóa và tiết dịch vị nhiều, gây cồn cào bao tử và không tốt cho sức khỏe.

Tốt nhất bạn nên dùng rượu dứa sau bữa ăn hoặc Bạn có thể dùng rượu dứa ngâm trong bữa ăn nếu thích, hương vị của dứa sẽ vừa giúp ngọt miệng và ăn được ngon miệng hơn. Gia đình khi cùng ngồi ăn, nhâm nhi tí rượu sẽ nói chuyện vui vẻ với nhau hơn. Bên cạnh đó, uống cũng bữa ăn cũng sẽ giúp tốt cho tiêu hóa và tăng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

Bạn cũng có thể uống sau bữa ăn, chill nhẹ một chút hoặc cũng có thể dùng khoảng 20ml rượu dứa ngâm để tráng miêng, điều đó sẽ giúp sạch miệng và loại bỏ mùi thức ăn tốt nhất.

Chỉ nên uống rượu dứa vào bữa tối, vì sau khi bạn ăn tối xong và uống xíu rượu dứa sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Không nên sử dụng rượu vào ban ngày vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và không an toàn khi lái xe.

Tất nhiên là theo quy định thì dưới 18 tuổi bạn không nên uống rượu nhé, nhưng nếu tự ngâm rượu dứa hoặc ủ rượu dứa lên men tại nhà thì bạn có thể coi nó như 1 loại nước uống trái cây, mỗi ngày nhâm nhi 1 ít thì được nha.

Hỏi đáp về cách ngâm rượu dứa

1. Ngâm rượu dứa như thế nào là thành công?

  • Với cách ngâm rượu dứa ủ men có đường: Rượu có màu vàng nhẹ hoặc nâu hổ phách, trong, có mùi thơm, mùi cồn nhẹ nhàng, vị chua nhẹ và ngọt, không chua gắt (nếu chua gắt mạnh thì có thể rượu đã bị chuyển thành giấm vì nắp bị hở nên oxy lọt vào và men giấm sẽ chuyển rượu thành giấm).
  • Với cách ngâm rượu dứa không đường: Rượu có màu vàng nhẹ hoặc nâu hổ phách, trong, vị chua nhẹ và ít ngọt, rượu lưu giữ mùi và vị dứa rõ ràng, không chua gắt.

2. Ngâm rượu dứa có lớp màn trắng ở trên là gì?

  • Với cách ngâm rượu dứa ủ men có đường: Lớp men trắng sáng, mỏng thì là bình thường vì lớp đó là men rượu đang trong quá trình lên men. 2-3 ngày đảo trộn 1 lần thì bạn sẽ không xuất hiện lớp này.
  • Với cách ngâm rượu dứa không đường: Lớp này nếu có thì thành giấm thật rồi, đó là do hủ ngâm rượu dứa bạn không đậy kín và oxy lọt vào được nên đang bị lên men giấm, sẽ làm chua và hỏng, chuyển rượu thành giấm.

3. Rượu dứa ngâm có để lâu được không?

Về nguyên tắc thì rượu nào cũng có thể để rất lâu, thậm chí để càng lâu sẽ càng chất lương, rượu sẽ càng tốt hơn, ngon hơn. Tuy nhiên, vì điều kiện làm tại nhà sẽ không tối ưu và không đủ quy trình chuyên nghiệp, vậy nên khi bạn chiết rượu dứa đã ngâm ra chai rồi để tủ lạnh thì sẽ có hạn dùng thì chỉ nên dùng trong 6 tháng đổ lại.

Lưu ý cần thiết khi ngâm rượu dứa tại nhà

Bạn cần hiểu là đôi lúc quá trình ngâm rượu sẽ diễn ra không suôn sẻ như mong đợi, có thể sẽ bị hư do bạn chọn nguyên liệu chưa đảm bảo, vệ sinh nguyên liệu chưa sạch, dụng cụ chưa vệ sinh tốt hay các sơ ý trong việc đậy nắp, bảo quản và khu vực ủ rượu không như ý.

Hãy luôn đảm bảo mọi thứ từ nguyên liệu đến dụng cụ được tốt và chuẩn nhất, nơi ngâm rượu thoáng mát và sạch sẽ nhất có thể, không thường xuyên mở nắp thì quá trình ngâm rượu dứa tại nhà sẽ hiệu quả hơn.

Nếu bạn đang có bệnh lý trong người, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ngâm rượu dứa tại nhà để sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé.

Xem thêm: 11 cách ngâm rượu trái cây tổng hợp đơn giản mà ngon

Hi vọng qua nội dung chia sẻ về cách ngâm rượu dứa thơm ngon này của La RuVie có thể giúp bạn bổ sung thêm thông tin hữu ích để tự ngâm rượu hoặc ủ rượu dứa lên men tại nhà được đơn giản và thuận lợi hơn, có được mẻ rượu cực kỳ ngon.

Bạn có ý kiến, hãy bình luận xuống bên dưới hoặc cập nhật tin tức và liên hệ với La RuVie qua các kênh:

4.9/5 - (12 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *